Tiêm vắc xin bại liệt IPV cho trẻ tại trường Mầm non Nam Cường

 

Thực hiện kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 22/2/2021 về việc triển khai tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) trên địa bàn thành phố Lào Cai; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 01/03/2021 về việc triển khai tiêm vắc xin bại liệt (IPV) trên địa bàn phường Nam Cường.

Trường Mầm non Nam Cường đã phói hợp cùng trạm y tế phường tuyên truyền cho giáo viên và phụ huynh trong nhà trường về phòng, chống bệnh bại liệt và lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin bại liệt cho trẻ.

Nhân viên y tế rà soát, lập danh sách trẻ trong độ tuổi sinh từ ngày 01/3/2016 đến 28/02/2018 chưa được tiêm vắc xin IPV trong TCMR hoặc tiêm chủng dịch vụ. Chuẩn bị phòng tiêm (tại phòng y tế nhà trường) thông báo cho phụ huynh cho trẻ ăn no trước khi đi tiêm.

Sáng ngày 16 và 17/3/2021, Trường Mầm non Nam Cường phối hợp với Trạm y tế tổ chức tiêm cho khoảng hơn 200 trẻ. Các bàn tiêm được sắp xếp theo quy tắc một chiều: khu vực chờ tiêm, bàn đón tiếp, bàn khám sàng lọc, bàn tiêm và ghi chép, theo dõi sau tiêm...

Sắp xếp các cháu chờ tiêm, không nhìn thấy các bạn đang tiêm để tránh gây tâm lý hoang mang, lo sợ.

Trong khi tiêm các cháu được các bác sĩ, y tá, cô giáo động viên, trò chuyện với tạo tâm lý thoải mái, không sợ hãi để phối hợp với y bác sỹ khi tiêm cho trẻ.

Trẻ chưa tiêm tại trường do bị ốm, nghỉ học… nhà trường sẽ nhắc phụ huynh đưa con đến tiêm vét tại trạm y tế phường.

Sau khi tiêm, trẻ được theo dõi tại phòng theo dõi sau tiêm 30 phút có cô giáo và cán bộ y tế. Sau đó, trẻ trở về lớp và vẫn tiếp tục được theo dõi. Sau khi tiêm trạm y tế phát cho phụ huynh giấy xác nhận tiêm chủng và dặn các bậc phụ huynh theo dõi sau tiêm, như: Phụ huynh tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm, gia đình tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Thông thường sau tiêm có phản ứng nhẹ như sốt, nổi ban và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu sau tiêm chủng có các dấu hiệu như sốt cao (>38,5°C), khó thở, tím tái, phát ban…cần đưa ngay tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của trẻ sau khi tiêm chủng có thể gọi ngay cho trạm y tế hoặc đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.

 

Tác giả: Lê Thị Nhâm – Trường MN Nam Cường

Tin tức
Đăng nhập
Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1